Công ty TNHH MTV Thép Thành Ngọ

Nhu cầu đẩy mạnh, thép thanh tiếp diễn đà tăng

Giá thép hôm nay duy trì đà tăng

Giá thép hôm nay giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 5 đồng nhân dân tệ lên 3.794 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 23/7

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 10

3.794

5

Giá đồng

Giao tháng 9

51.890

-730

Giá kẽm

Giao tháng 9

17.920

-210

Giá niken

Giao tháng 10

105.110

-2520

Giá bạc

Giao tháng 12

5.376

253

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: An Nhiên

Nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu được dự báo sẽ giảm 8% trong năm nay. Nếu không gộp Trung Quốc thì mức giảm sẽ tăng lên khoảng 16%. 

Hoạt động sản xuất thép đang thích ứng nhanh chóng với việc suy giảm nhu cầu tiêu thụ. Dự kiến, sản xuất thép thô sẽ khó lòng đạt được mức sản lượng của năm 2019 trong vòng 2 đến 3 năm tới. 

Đến lúc đó, sản lượng thép tại Trung Quốc sẽ sụt giảm và nguồn cung thép toàn cầu sẽ giữ ở ngưỡng cao trong những năm tiếp theo. 

Giá thép xây dựng hôm nay 23/7: Nhu cầu đẩy mạnh, thép thanh tiếp diễn đà tăng  - Ảnh 2.

Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ thép thế giới trong giai đoạn 2019 - 2020 không bao gồm Trung Quốc (Ảnh: Wood Mackenzie) 

Thị trường quặng sắt đang có sự phân chia rõ ràng giữa một Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và phần còn lại của thế giới tỏ ra khá mờ nhạt. 

Kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Ba (21/7), giá quặng sắt giao ngay hiện đang ở ngưỡng 110,5 USD/tấn, tăng 1,55 USD/tấn so với 1 ngày trước đó. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng 11 tháng, kể từ mốc 112,4 USD đạt được vào ngày 14/7. 

Tính từ ngày 23/3/2020, giá quặng sắt đã tăng 39% kể từ mức thấp nhất được ghi nhận trong thời gian đóng cửa nền kinh tế thế giới do đại dịch COVID-19 là 79,6 USD/tấn. 

Các nhà phân tích thị trường cho biết, giá quặng sắt tăng cao trong thời gian gần đây có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân. Một là nhu cầu xây dựng ngày càng cao ở Trung Quốc, hai là mối quan tâm lớn của nước này đến nguồn cung mà cụ thể là Brazil - nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. 

Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 101,68 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, mức cao kỉ lục trong vòng 33 tháng. Sản lượng nhập khẩu quặng sắt nửa đầu năm 2020 đạt 546,91 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kì năm ngoái. Dự kiến, giá sắt thép tại nước này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, liệu sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ quặng sắt tại Trung Quốc có đủ để bù đắp cho phần còn lại của thế giới vẫn đang chật vật tìm phương hướng phát triển? 
 
Theo dữ liệu từ Refinitiv, Nhật Bản đã nhập khẩu 5,08 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, giảm 37,3% so với cùng kì năm 2019. Tính riêng trong quí II/2020, sản lượng nhập khẩu tại nước này là 20,16 triệu tấn, giảm 24,92 triệu tấn so với cùng kì năm ngoái. 
 
Còn tại Hàn Quốc, sản lượng thép nhập khẩu chỉ đạt 5,32 triệu tấn trong tháng 6, giảm 7,03 triệu tấn so với cùng kì năm ngoái. Trong quí II/2020, nước này nhập khẩu tổng cộng 17,2 triệu tấn, giảm 10,2% so với cùng kì năm 2019. 
 
Tại châu Âu, số liệu cũng không khả quan hơn là bao. Sản lượng nhập khẩu trong tháng 6 được Refinitiv chốt ở mức 5,09 triệu tấn, giảm 55,7% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu quí II/2020 là 18.98 triệu tấn, thấp hơn 42% so với cùng kì năm 2019.